Vườn nho rộng hàng nghìn m2 mở cửa miễn phí ở Tây Ninh

Ông Thông thuần dưỡng những cây nho dại thành vườn trĩu trịt quả thu hút nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh.

Vườn nho rộng hàng nghìn m2 mở cửa miễn phí ở Tây Ninh

Vườn nho rừng của ông Nguyễn Văn Thông (xã Phan, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) rộng khoảng 4,5 ha, nằm dưới chân núi Bà Đen, được nhiều người biết tới hơn một năm nay.

Vườn nho rừng của ông Nguyễn Văn Thông (xã Phan, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) rộng khoảng 4,5 ha, nằm dưới chân núi Bà Đen, được nhiều người biết tới hơn một năm nay.

Những cây nho dại được ông Thông thuần dưỡng trong chục năm nay với hơn 3.000 gốc đang cho thu hoạch. Nho rừng có hình dáng, cách trồng giống như nho thường với giàn thẳng tắp để cây leo bám.

Những cây nho dại được ông Thông thuần dưỡng trong chục năm nay với hơn 3.000 gốc đang cho thu hoạch. Nho rừng có hình dáng, cách trồng giống như nho thường với giàn thẳng tắp để cây leo bám.

Trái chín mọc thành chùm như nho thường, có màu đen sậm và chỉ nhỏ bằng quả cà phê. Chùm chín rất nhiều quả, nặng khoảng 2 kg. Người chủ dành một vườn rộng khoảng 8.000 m2 không thu hoạch trái để du khách đến tham quan miễn phí.

Trái chín mọc thành chùm như nho thường, có màu đen sậm và chỉ nhỏ bằng quả cà phê. Chùm chín rất nhiều quả, nặng khoảng 2 kg. Người chủ dành một vườn rộng khoảng 8.000 m2 không thu hoạch trái để du khách đến tham quan miễn phí.

Hơn một năm nay, từ khi vườn nho rừng của ông Thông nổi tiếng, mỗi ngày đều có đông khách đến tham quan. "Họ đi xe máy, ôtô hoặc theo cả đoàn tới, ngoài khách trong tỉnh còn nhiều người từ Sài Gòn, các tỉnh miền Tây, Đông Nam Bộ đến xem vườn", ông Thông nói.

Hơn một năm nay, từ khi vườn nho rừng của ông Thông nổi tiếng, mỗi ngày đều có đông khách đến tham quan. “Họ đi xe máy, ôtô hoặc theo cả đoàn tới, ngoài khách trong tỉnh còn nhiều người từ Sài Gòn, các tỉnh miền Tây, Đông Nam Bộ đến xem vườn”, ông Thông nói.

vuon-nho-rong-hang-nghin-m2-mo-cua-mien-phi-o-tay-ninh-ivivu-5

“Trước giờ em chỉ biết Ninh Thuận trồng nho vậy mà ở Tây Ninh lại có khu vườn rộng lớn là một điều lạ. Hơn nữa, đây lại là cây nho rừng nên em càng hiếu kỳ muốn đi xem có khác bình thường không”, Đặng Thị Mỹ Duyên (18 tuổi, quê Tiền Giang) cho biết.

ừng chùm nho chín mọng, quả lủng lẳng trên giàn khiến nhiều người ngạc nhiên và thích thú.

Từng chùm nho chín mọng, quả lủng lẳng trên giàn khiến nhiều người ngạc nhiên và thích thú.

Chị Nguyễn Ngọc Anh, du khách đến từ TP HCM, cho biết, do xem ảnh vườn trên mạng xã hội nên tò mò tìm đến. "Vườn nho ở đây đúng là đẹp như trong hình, nhìn từng chùm trĩu quả rất bắt mắt", chị nói.

Chị Nguyễn Ngọc Anh, du khách đến từ TP HCM, cho biết, do xem ảnh vườn trên mạng xã hội nên tò mò tìm đến. “Vườn nho ở đây đúng là đẹp như trong hình, nhìn từng chùm trĩu quả rất bắt mắt”, chị nói.

Theo chủ vườn, ngày thường chỉ đón vài chục khách nhưng cuối tuần có thể có vài trăm người tham quan vườn nho, có cả khách còn xin chụp ảnh cưới.

Theo chủ vườn, ngày thường chỉ đón vài chục khách nhưng cuối tuần có thể có vài trăm người tham quan vườn nho, có cả khách còn xin chụp ảnh cưới.

Khách còn có thể ăn thử nho rừng. "Khi xanh, trái có vị chua, lúc chín có vị ngọt, chát nhẹ, ăn vào tê đầu lưỡi và hơi ngứa cuống họng, rất khác so với nho thường", anh Ngọc Mỹ cho biết.

Khách còn có thể ăn thử nho rừng. “Khi xanh, trái có vị chua, lúc chín có vị ngọt, chát nhẹ, ăn vào tê đầu lưỡi và hơi ngứa cuống họng, rất khác so với nho thường”, anh Ngọc Mỹ cho biết.

Du khách có thể thưởng thức một ly rượu vang hay nước cốt nho rừng và mua sản phẩm này về làm quà. Nho rừng thu hoạch vào 4 tháng cuối năm. Trong vụ mùa, mỗi ngày chủ vườn hái được 500 kg nho và chế biến được 200 lít rượu, mật.

Du khách có thể thưởng thức một ly rượu vang hay nước cốt nho rừng và mua sản phẩm này về làm quà. Nho rừng thu hoạch vào 4 tháng cuối năm. Trong vụ mùa, mỗi ngày chủ vườn hái được 500 kg nho và chế biến được 200 lít rượu, mật.

 

 

Theo Quỳnh Trần/Vnexpress

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Chúng tôi sẽ đăng bình luận của bạn sau khi kiểm duyệt.