10 điều không nên làm khi đi máy bay
Đeo kính áp tròng, dùng tai nghe của máy bay và uống đồ có ga là những điều gây hại cho sức khỏe của bạn khi bay.
Đeo kính áp tròng: Kính áp tròng sẽ làm mắt của bạn bị khô hơn. Kết hợp với không khí khô bên trong máy bay thì mắt càng thêm khó chịu. Đó là lý do bạn nên đeo kính thường khi đi những chuyến bay dài. Ngoài ra bạn cũng cần mang thêm thuốc nhỏ mắt để tra.
Bịt tai: Tai của bạn trở nên bị ù khi máy bay cất và hạ cánh vì chênh lệch áp suất. Điều đầu tiên mọi người thường làm là cố gắng để tai không bị ù bằng cách bịt tai tuy nhiên cách này không hiệu quả. Bạn vẫn có thể giảm khả năng bị ù tai bằng cách nhai kẹo cao su, thi thoảng mở đóng miệng, hít vào rồi bịt mũi cố thở ra cho không khí thoát ra đường tai.
Lên máy bay với chiếc mũi bị nghẹt: Một chiếc mũi nghẹt sẽ tạo áp suất cao hơn cho tai của bạn và có thể dẫn tới chấn thương. Dĩ nhiên, không ai yêu cầu bạn ở nhà chỉ vì bị cảm cúm, nghẹt mũi, nhưng trong trường hợp bạn vẫn di chuyển bằng máy bay, hãy mang theo thuốc nhỏ mũi để dùng trước khi máy bay cất và hạ cánh. Ngoài ra, bệnh viêm xoang và viêm xương hàm trên rất nguy hiểm khi đi máy bay. Nếu không thể hủy chuyến bay, bạn hãy đến bác sĩ để có lời khuyên cụ thể hơn.
Ngồi im: Khi bay việc tuần hoàn máu của bạn sẽ bị chậm hơn và việc ngồi mà không di chuyển gì sẽ càng tăng khả năng bị chứng huyết khối tiểu cầu. Bạn hãy làm theo một số bước sau để tránh nguy hiểm: Đứng lên và đi lại một đoạn ngắn trong khoang hành khách, mặc quần áo thoải mái để di chuyển, cởi bỏ giày trong khi bay, thi thoảng tập vài động tác thể dục, ví như là nhón chân để cử động gót và ngón chân.
Uống đồ có ga: Những thức ăn đồ uống có ga là một nhân tố khác gây tăng áp suất và làm bạn không thoải mái. Các đồ uống có ga kích thích quá trình này vì thế bạn không nên ăn hay uống những đồ như vậy để tránh bị đầy hơi, ví như bánh mì nâu, đậu, táo…
Chọn ghế ngồi phía cuối khi đang bị ốm: Khi có dấu hiệu ốm, bạn không nên ngồi ghế ở phía cuối máy bay cũng như các phương tiện giao thông khác. Để tránh cảm giác khó chịu, bạn nên chọn ghế phía trước hoặc gần cánh máy bay. Một ngày trước khi bay cũng là thời điểm nhạy cảm, bạn chú ý về đồ ăn không nên là đồ chiên xào, quá nhiều chất béo, không uống đồ có cồn.
Lạm dụng đồ có cồn: Hành khách đi máy bay không nên lạm dụng đồ có cồn vì nhiều lý do. Thứ nhất, máy bay có không khí rất khô nên làm tăng sự mất nước trong cơ thể. Thứ hai, đồ cồn làm sự bão hòa oxy trong máu yếu hơn, dẫn tới tình trạng bị uể oải, ngủ gà gật. Ngoài ra cũng có ý kiến rằng con người say xỉn nhanh hơn khi uống đồ có cồn lúc bay. Tốt hơn hết bạn không nên uống đồ có cồn trước và trong khi bay hoặc uống ở mức ít nhất.
Chạm vào các vật xung quanh: Máy bay là nơi trú ẩn của rất nhiều loại vi khuẩn. Các hành khách đi trước có thể để lại nhiều thứ bẩn trong túi sau ghế, hoặc trên bàn ăn. Không phải sau chuyến bay nào, máy bay cũng được vệ sinh vì thế vi khuẩn có thể “di cư” sang tay bạn. Vì vậy, đừng chạm vào bất kể vật gì một cách không cần thiết, nếu có thể hãy mang giấy bông tẩm cồn theo để lau.
Sử dụng điện thoại trên máy bay: Không nên cố gắng đăng ảnh khi đang trên máy bay. Tín hiệu từ thiết bị của bạn có thể làm cản sóng của hệ thống định vị, phi công có thể không tiếp nhận được thông tin từ các kiểm soát viên không lưu.
Dùng tai nghe của máy bay: Chiếc tai nghe bạn được phát khi đi máy bay không phải đồ mới, mặc dù rằng chúng luôn được bọc trong túi nilon. Giữa các chuyến bay, những chiếc tai nghe đã dùng sẽ được làm vệ sinh và đóng gói lại. Tuy vậy, việc vệ sinh này không hoàn toàn làm sạch được tai nghe vì thế dùng chúng sẽ không an toàn cho tai của bạn, hãy tự mang tai nghe để dùng khi bay.
Theo Hương Chi/Vnexpress
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Chúng tôi sẽ đăng bình luận của bạn sau khi kiểm duyệt.