Bình Thuận hướng đến phát triển điểm đến du lịch thân thiện, an toàn và chất lượng
Trước diễn biến phức tạp của Covid-19 , theo ngành du lịch Bình Thuận, sẽ không ngừng xuất hiện điểm đến du lịch thân thiện, an toàn và chất lượng. Theo đó, Bình Thuận là địa phương tiên phong thực hiện cấp nhãn nhận diện an toàn cho các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch.
Với chiều dài bờ biển hơn 192 km, Bình Thuận được thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng du lịch. Tuy nhiên, trong năm 2020, do ảnh hưởng bởi Covid-19, tình hình kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp du lịch gặp nhiều khó khăn.
Theo thống kê từ doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Du lịch Bình Thuận, trong năm 2020, có tới 80 – 90% doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc phải tạm ngừng kinh doanh; một số doanh nghiệp phá sản, giải thể. Riêng các cơ sở lưu trú có quy mô càng lớn thì thiệt hại càng lớn. Để ứng phó với tác động của dịch Covid-19, đa số các doanh nghiệp đã phải áp dụng nhiều giải pháp tạm thời, như: Cho lao động nghỉ không lương (từ 22 – 50%), giảm lương nhân công (từ 9,4 – dưới 100%), cho lao động nghỉ luân phiên/giãn giờ làm (từ 30 – dưới 100%), cắt giảm lao động (từ 20 – 75,86%).
Nguồn: người kể sử
Kết quả, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2020, Bình Thuận đón khoảng 3,3 triệu lượt khách, giảm 48,5% so với năm 2019; trong đó, khách quốc tế khoảng 170 nghìn lượt, giảm gần 78% so với năm trước. Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt hơn 9.400 tỷ đồng (giảm 38% so với năm 2019).
Trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát và có diễn biến phức tạp, theo ngành du lịch Bình Thuận, ở tỉnh sẽ không ngừng xuất hiện điểm đến du lịch thân thiện, an toàn và chất lượng. Theo đó, Bình Thuận là địa phương tiên phong thực hiện cấp nhãn nhận diện an toàn cho các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch.
Đến nay, Sở VH-TT&DL Bình Thuận đã cấp nhãn nhận diện an toàn cho 19 cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch thực hiện đúng các tiêu chí phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn cho du khách. Việc cấp nhãn nhận diện an toàn này không chỉ góp phần phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho du khách mà còn là mục tiêu hướng tới xây dựng điểm đến Bình Thuận an toàn, hiếu khách. Dựa vào nhãn nhận diện an toàn, du khách có thể nhận diện, biết được cơ sở nào thực hiện tốt biện pháp phòng, chống dịch, từ đó an tâm đưa ra quyết định lựa chọn. Đồng thời, đơn vị lữ hành có cơ sở bảo đảm an toàn khi thực hiện chương trình quảng bá, giới thiệu “tour” đến với du khách.
Bà Nguyễn Lan Ngọc, PGĐ Sở VH-TT&DL chia sẻ với truyền thông: Ngành du lịch Bình Thuận luôn đặt việc bảo đảm an toàn cho du khách đặt lên hàng đầu. Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ du lịch, khu, điểm du lịch trên địa bàn đồng loạt đăng ký thực hiện các tiêu chí an toàn để tạo tự lan tỏa và đồng bộ. Đồng thời, thực hiện tốt thông điệp 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế); tiếp tục tăng cường rà soát công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở du lịch; các đoàn khách đã đến và sắp đến để có biện pháp kiểm soát chặt chẽ và thực hiện công tác phòng chống dịch theo hướng dẫn của ngành y tế….
Cùng với việc xây dựng điểm đến an toàn, ngành du lịch luôn quan tâm xây dựng các khu, điểm du lịch mới, hấp dẫn nhằm thu hút khách du lịch. Một số khu du lịch nổi tiếng và độc đáo như: Khu du lịch Hàm Tiến - Mũi Né gắn với sản phẩm nghỉ dưỡng biển, thể thao biển; khu du lịch Tiến Thành - Hàm Thuận Nam gắn với du lịch trải nghiệm các thắng cảnh thiên nhiên hoang sơ; Tuy Phong, La Gi có khu du lịch cộng đồng gắn với du lịch tâm linh kết hợp tham quan và dã ngoại…
Tuy vậy, các điểm đến vẫn còn hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế, việc khai thác xây dựng các tour tuyến, mở rộng các chương trình tham quan chưa thật sự đa dạng, phong phú và hấp dẫn khách du lịch. Mới đây nhất, ngày 23/1, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Bình Thuận cũng đã tổ chức khảo sát các tuyến du lịch mới tại Bàu Trắng, huyện Bắc Bình, nhằm tăng cường giới thiệu, quảng bá cũng như kết nối tour, tuyến và xây dựng các sản phẩm du lịch cho Bình Thuận.
Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại. Dự báo ngành du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Bình Thuận nói riêng sẽ tiếp tục chịu tác động tiêu cực trong năm 2021. Trước tình hình đó, phần lớn các doanh nghiệp đã đề xuất, để kịp thời khắc phục khó khăn trước mắt, cụ thể: Chính phủ nên giảm hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT đến giữa năm 2021; giảm các chi phí điện nước, viễn thông đến hết năm 2020; đồng thời, cần tiếp tục có chính sách giảm lãi suất cho vay, giãn trả nợ cho vay mới vì áp lực về nợ vay của các doanh nghiệp rất lớn…
Nguồn: vne
Bên cạnh đó, nhiều công ty du lịch cũng đề xuất, cần tập trung giải quyết tình hình hiện nay vừa có tình vừa có lý để tăng tính chia sẻ, tính liên kết, tính hệ thống giữa các ngành dịch vụ với nhau trong lĩnh vực du lịch. Những kiến nghị về giảm các chi phí, như tiền điện nước, tiền đóng BHXH, thuế, lãi vay, tiền thuê đất, phí đường bộ... là giải pháp cấp thiết và ý nghĩa cần Chính phủ hỗ trợ để các doanh nghiệp du lịch giải quyết khó khăn trước mắt và có khoản kinh phí trả lương cho người lao động trong ngành du lịch.
Xác định việc chia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp du lịch là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nhanh chóng vượt qua khó khăn, thách thức, sớm ổn định kinh doanh, đưa doanh nghiệp trở lại đà phát triển. Thời gian tới, Bình Thuận sẽ chủ động các giải pháp ứng phó với tình hình dịch bệnh để khôi phục kinh tế, đồng hành, chia sẻ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Theo đó, các kiến nghị trên sẽ được tổng hợp trình các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Dù khó khăn trước mắt rất lớn, nhưng năm 2021, du lịch Bình Thuận đã quyết tâm đề ra mục tiêu phấn đấu đạt chỉ tiêu đón 6,5 triệu lượt khách (khách quốc tế chiếm 10%) và doanh thu hoạt động du lịch đạt 15.500 tỷ đồng. Để thực hiện tốt mục tiêu trên, tỉnh Bình Thuận cùng ngành du lịch sẽ tập trung vào các nhóm nhiệm vụ, giải pháp như: Tiếp tục gỡ khó cho doanh nghiệp và người lao động trong ngành du lịch, dịch vụ; đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại ngành du lịch từ thị trường tới sản phẩm, tận dụng xu hướng đầu tư cơ sở hạ tầng lớn, công nghệ 4.0…; tăng cường hoạt động quảng bá trực tuyến đối với thị trường quốc tế để duy trì hình ảnh điểm đến an toàn, hấp dẫn, sống động, tươi trẻ và đẳng cấp… Đồng thời, tăng cường công tác quản lý điểm đến, bảo đảm duy trì môi trường du lịch an toàn, thân thiện, văn minh, mến khách, lan tỏa hình ảnh, thương hiệu du lịch Bình Thuận cách mạnh mẽ hơn nữa.
Dũng Nguyễn (tổng hợp)
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Chúng tôi sẽ đăng bình luận của bạn sau khi kiểm duyệt.