Cái Mơn - Không chỉ là nhà thờ cổ nhất xứ Nam kỳ

Nhà thờ Cái Mơn tọa lạc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre (Ảnh: Lục Tùng)

Nhà thờ Cái Mơn tọa lạc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre (Ảnh: Lục Tùng)

Theo bia đá còn lưu lại, Nhà thờ Cái Mơn tiên khởi vào năm 1702. Với mốc thời gian này, Cái Mơn được xem là nhà thờ cổ nhất xứ Nam Kỳ. Tuy nhiên đến đây, du khách không chỉ được ngắm nhà thờ cổ.

Không quá đồ sộ về kiến trúc, không thật sự công phu trong từng đường nét, nhưng nhà thờ Cái Mơn lại thu hút mọi ánh nhìn bởi sự hài hòa giữa kiến trúc hình khối với thiên nhiên xanh trong màu lá của vùng đất được mệnh danh là “thủ phủ của hoa trái”.

Hơn thế nữa, nhà thờ Cái Mơn còn là nơi ghi nhận về ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898) – 1 trong số 18 nhà bác học của thế giới (thế giới thập bát văn hào) với tư cách người học trò nghèo từng vào đây ăn học và thành tài.

Báo Lao Động xin gởi đến bạn đọc vài hình ảnh về nhà thờ độc đáo này.

Nhà thờ Cái Mơn tọa lạc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre (Ảnh: Lục Tùng)
Nhà thờ Cái Mơn tọa lạc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre Ảnh: Lục Tùng.
Nhà thờ Cái Mơn nhìn từ cổng vào (Ảnh: Lục Tùng)
Nhà thờ Cái Mơn nhìn từ cổng vào Ảnh: Lục Tùng.
Bên trong nhà thờ (Ảnh: Lục Tùng)
Bên trong nhà thờ Ảnh: Lục Tùng.
Tháp chuông nhà thờ (Ảnh: Lục Tùng)
Tháp chuông nhà thờ Ảnh: Lục Tùng.
Không có được nét đồ sộ về kiến trúc, sự công phu về đường nét, nhưng nhà thờ Cái Mơn lại thu hút mọi ánh nhìn bởi sự hài hòa giữa kiến trúc hình khối với không gian hoa lá xung quanh. (Ảnh: Lục Tùng)
Không có được nét đồ sộ về kiến trúc, sự công phu về đường nét, nhưng nhà thờ Cái Mơn lại thu hút mọi ánh nhìn bởi sự hài hòa giữa kiến trúc hình khối với không gian hoa lá xung quanh. Ảnh: Lục Tùng.
Gần tháp chuông là tượng của Thánh Phan Văn Minh (1815- 1858), người con  của đất Cái Mơn- thu phong linh mục 1846, hiển thánh  năm 1988. (Ảnh: Lục Tùng)
Gần tháp chuông là tượng của Thánh Phan Văn Minh (1815 - 1858), người con của đất Cái Mơn - thụ phong linh mục 1846. Ảnh: Lục Tùng.
Ngay cả hang đá cũng được bố trí hài hòa giữa màu xanh cây lá. (Ảnh: Lục Tùng)
Ngay cả hang đá cũng được bố trí hài hòa giữa màu xanh cây lá. Ảnh: Lục Tùng.
Hình ảnh các vị linh mục từng làm Cha sở ở nhà thờ Cái Mơn. (Ảnh: Lục Tùng)
Hình ảnh các vị linh mục từng làm Cha sở ở nhà thờ Cái Mơn. Ảnh: Lục Tùng.
Hoa kiểng ở đây được cắt tỉa công phu, tạo  cho không gian nhà thờ có thêm nét rất riêng. (Ảnh: Lục Tùng)
Hoa kiểng ở đây được cắt tỉa công phu, tạo cho không gian nhà thờ có thêm nét rất riêng. Ảnh: Lục Tùng.
Cha sở nhà thờ cái Mơn Lê Đình Bạch bên bia đá ghi nhận Nhà thờ Cái Mơn tiên khởi năm 1702. (Ảnh: Lục Tùng)
Cha sở nhà thờ Cái Mơn Lê Đình Bạch bên bia đá ghi nhận Nhà thờ Cái Mơn tiên khởi năm 1702. Ảnh: Lục Tùng.
Phía trước Trung tâm Mục vụ Cái Mơn trong khuôn viên nhà thờ là tượng học giả Trương Vĩnh Ký và bia ghi nhận thành tựu của nhà bác học “nổi danh toàn cầu” do nhà thờ xây dựng. (Ảnh: Lục Tùng)
Phía trước Trung tâm Mục vụ Cái Mơn trong khuôn viên nhà thờ là tượng học giả Trương Vĩnh Ký và bia ghi nhận thành tựu của nhà bác học “nổi danh toàn cầu” do nhà thờ xây dựng. Ảnh: Lục Tùng.

LỤC TÙNG

laodong.vn

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Chúng tôi sẽ đăng bình luận của bạn sau khi kiểm duyệt.