Chuyện chưa kể về bánh xe nước "khủng" ở vùng núi Tây Bắc
Bao đời nay, bà con dân tộc Thái sống ven suối Pàn ở xã Mường Bon (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã sáng chế ra những chiếc cọn nước - bánh xe nước khổng lồ (tiếng Thái gọi là “lốc nặm”) để dẫn nước tưới tiêu ruộng đồng, sản xuất nông nghiệp, trở thành một nét văn hóa độc đáo của người dân tộc Thái nơi đây.
Dọc dòng suối Pàn chảy qua địa phận xã Mường Bon, hơn 20 chiếc cọn nước đang ngày đêm quay tròn để cấp nước cho hàng chục hecta ruộng lúa, bãi rau, nương ngô… dọc hai bên bờ suối.
Những chiếc cọn nước trên dòng suối Pàn đã nhuốn màu thời gian vẫn đang ngày đêm qua đều cấp nước cho hàng chục héc ta ruộng lúa, nương ngô, bãi rau... của bà con dân dộc Thái.
Bà Hà Thị Quân Năm nay đã gần 60 tuổi, ở bản Đánh Lanh, xã Mường Bon, nói rằng: Cọn nước ở con suối Pàn này đã có từ mấy đời ông, đời bà về trước rồi. Trước đây, bà con dân tộc Thái sống ở dọc con suối này có hàng trăm chiếc con nước nhưng vài năm trở lại đây một số gia đình chuyển sang dùng máy bơm bằng điện thay thế, nên số người cọn nước ít đi, chỉ còn lại 20 chiếc. Nhờ những chiếc cọn nước này mà hàng chục hecta lúa, ngô, rau… của bà con dân bản phát triển xanh tốt, vì có nước tưới đều đặn.
Cọn nước được đặt dưới dòng suối nước trong xanh, hai bên bờ là bãi rau, ruộng lúa, nương ngô xanh tươi tốt
Kể về cách làm con nước ông Hà Văn Ón, cùng bàn với bà Quân, người rất am hiểu về kỹ thuật làm cọn nước, kể lại: Những chiếc cọn nước ở đây đều do bà con người Thái tự làm, cọn nước gồm các bộ phận như khung guồng, guồng quay, phên gạt nước, ống múc nước, máng đựng nước, ống dẫn nước, đây là những phần chính không thể thiếu của cọn nước. Đặc biệt là vị trí đặt cọn nước phải phù hợp, ngăn dòng suối để nước chảy dồn về phía cọn, cứ như thế sẽ làm còng quay đều thông suốt.
Theo ông Ón, để làm cọn nước, việc đầu tiên là cần chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, tất cả hoàn toàn từ thiên nhiên. Trước hết phải chọn một cây gỗ thẳng, tốt, chịu được nước để làm trục giữ của cọn. Tiếp đó là đến công đoạn chọn những cây nứa già để làm nan cọn, số lượng của các nan cọn tùy thuộc vào kích thước cọn nước. Chiều cao mỗi chiếc cọn cao khoảng 4 - 6 mét.
Những chiếc cọn nước sản phẩm trí tuệ của bà con dân tộc Thái
Sau đó, đến công đoạn đục lỗ trên trục cọn để cắm những nan vào. Yêu cầu đặt ra là các lỗ phải đục sâu đều nhau và bằng đúng số nan cọn để khi đưa nan vào bảo đảm cân đối, đều nhau. Dùng những cây mây già để cố định vòng ngoài giúp cho cọn nước chắc chắn khi quay. Đan các tấm cánh quạt gắn vào vòng ngoài của cọn, kích thước phù hợp với kích cỡ cọn nước, nó có tác dụng như những cánh tua bin khi nước chảy đẩy vào các cánh quạt sẽ làm quay toàn bộ chiếc cọn nước. Để cọn có thể lấy được nước còn ống múc nước, sẽ quay nghiêng theo chiều quay của cọn rồi đổ nước vào máng dẫn, giữa máng đục lỗ để nước chảy vào ông dẫn ra ruộng.
Bao đời nay, những chiếc cọn nước của bà con người Thái ven sống suối Pàn vẫn ngày đêm quay đều, dẫn nước về tưới tiêu ruộng đồng, bãi rau, nương ngô. Trở thành một nét văn hóa độc đáo trong sản xuất nông nghiệp của bà con dân tộc Thái nơi đây.
Cọn nước dẫn nước về tưới tiêu cho cánh đồng lúa, bãi rau hai bên bờ suối
Quốc Định
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Chúng tôi sẽ đăng bình luận của bạn sau khi kiểm duyệt.