Đền Taj Mahal Ấn Độ: Mang tên tình yêu nhưng lại chôn vùi cuộc sống
Đền Taj Mahal là một trong những địa điểm du lịch được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới. Không khó hiểu để tìm ra lý do vì sao. Cung điện màu trắng ngọc trai là một minh chứng sáng chói của tình yêu, Ấn Độ và nghệ thuật đối xứng.
Cho dù bạn đến tham quan hay chỉ tìm hiểu về một trong những địa điểm du lịch được yêu thích nhất Ấn Độ, thì đây là 7 sự thật đáng kinh ngạc về đền Taj Mahal, Agra, Uttar Pradesh.
Đền Taj Mahal dưới góc ảnh của Instagrammer Alyssa Ramos người Mỹ.
Đền Taj Mahal mang tên tình yêu
Hoàng đế Shah Jahan đã xây dựng Taj Mahal tặng cho người vợ thứ ba Arjumand Banu Begum, còn được gọi là Mumtaz Mahal, khi bà qua đời. Cuộc hôn nhân của họ kéo dài 19 năm và kết quả là 14 đứa con.
Taj Mahal như một giấc mơ tình yêu. Ảnh: Murad Osmann
Sau khi Mumtaz Mahal qua đời vì biến chứng khi sinh, Shah Jahan đã suy sụp. Sau nổi đau lớn nhất đời mình, ông quyết định tưởng niệm bà bằng một ngôi mộ hoành tráng mà sau này trở thành ngôi đền Taj Mahal.
Khu mộ là nơi duy nhất không được trang trí và không đối xứng
Theo luật Hồi giáo, khu mộ không thể được trang trí xa hoa. Đó là lý do vì sao ngôi mộ nơi đặt thi hài của Mahal lại đơn giản so với khu vực xung quanh.
Khu mộ là nơi duy nhất không đối xứng. Ảnh: bigseventravel
Đền Taj Mahal Ấn Độ có đầy đủ tính đối xứng hoàn hảo và nghệ thuật hình học đầy mê hoặc. Tuy nhiên, trong khi quan tài Mahal nằm ở vị trí hoàn hảo trong trung tâm quần thể đền Taj Mahal thì quan tài của nhà vua lại phá vỡ tính đối xứng, khi nhỏ hơn một chút và lệch khỏi trung tâm.
“Được viết bởi một người tầm thường”
Đền Taj Mahal chứa đầy những bức thư pháp ngoạn mục. Một số trong đó bao gồm một số đoạn kinh Quran. Nhà thư pháp Abd-al Haqq giám sát dự án đã ghi dấu ấn ở Taj Mahal bằng một thông điệp độc đáo và khiêm tốn: “Được viết bởi một người tầm thường, Amanat Khan Shirazi”.
Đền Taj Mahal chứa đầy những bức thư pháp ngoạn mục của “người tầm thường”. Ảnh: Twitter
Ấn Độ đã từng cố gắng che giấu đền Taj Mahal
Với vị thế là một tượng đài toàn cầu và là biểu tượng của du lịch Ấn Độ, Taj Mahal đã là một mục tiêu lớn trong thời chiến.
Các kỹ sư Ấn Độ từng khiến đền Taj Mahal “biến mất”. Ảnh: bigseventravel
Trong suốt Thế chiến II, chính phủ đã đưa ra những cách sáng tạo để bảo vệ cột mốc. Chẳng hạn, các kiến trúc sư đã thêm giàn giáo để che giấu Taj Mahal khỏi các cuộc tấn công trên không để nhìn từ trên cao, trông như thể một rừng tre thay vì cung điện.
Ô tô và xe buýt không được chào đón
Đúng vậy, đền Taj Mahal cấm ô tô. Để ngăn chặn sự bào mòn đá cẩm thạch trắng lấp lánh, bất kỳ phương tiện xả khí thải nào cũng phải ở cách xa ít nhất 500m.
Bạn không thể đi xe xả khói lại gần đền Taj Mahal. Ảnh: @travelshocks
Hoàng đế Shah Jahan không được đến đền Taj Mahal
Trong những năm trước khi băng hà, Shah Jahan bị bệnh nặng. Trong thời gian này, hai con trai của ông Dara Shikoh và Aurangzeb lao vào cuộc chiến tranh giành ngai vàng.
Là người xây dựng Taj Mahal, nhưng cuối đời, Hoàng đế Shah Jahan chỉ có thể nhìn “tình yêu của mình” từ xa. Ảnh: @agracityblog
Shah Jahan đứng về phía Dara Shikoh, nhưng buồn thay, Aurangzeb mới là người giành chiến thắng, giết Dara và giam cầm Shah Jahan.
Trong những năm cuối đời, Shah Kahan chỉ có thể nhìn Taj Mahal yêu dấu từ khu dân cư nơi ông bị giam giữ.
Đền Taj Mahal được thiết kế phòng trường hợp “ngã”
Như đã nói, đền Taj Mahal có tính hình học và đối xứng hoàn hảo. Kiến trúc sư trưởng, Ustad Ahmad Lahauri, đã có một ý tưởng độc đáo để bảo vệ hầm mộ của Mahal trong trường hợp sụp đổ.
Đền Taj Mahal được thiết kế để khi sụp đổ không ảnh hưởng đến khu mộ trung tâm. Ảnh: @saltinourface
Ông đã làm điều này bằng cách hơi nghiêng 4 ngọn tháp (các ngọn tháp xung quanh). Vì vậy, trong trường hợp xảy ra thảm họa, cung điện sẽ sụp đổ xung quanh hầm mộ, thay vì thẳng trên đỉnh.
Theo Báo Thể Thao Việt Nam
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Chúng tôi sẽ đăng bình luận của bạn sau khi kiểm duyệt.