Đi dọc bản đồ hình chữ S, thám hiểm những vùng đất khắc nghiệt nhất (p1)
Việt Nam được biết đến là một trong những đất nước giàu tài nguyên, giàu cảnh quan tươi đẹp nhất. Nhưng cũng là nơi chịu nhiều thiên tai và khắc nghiệt nhất mà ai có dịp ghé thăm đều không tài nào quên được. Hãy dọc miền đất nước khám phá và tận mắt chứng kiến những vùng đất được cho là khắc nghiệt trên bản đồ hình chữ S nhé.
Dãy núi Hoàng Liên Sơn
Có lẽ cái tên này không quá xa lạ đối với nhiều người, nhất là các phượt thủ. Thế nhưng nó lại được cho là một trong những vùng đất khắc nghiệt nhất nước ta. Dãy núi Hoàng Liên Sơn cao 180 km và rộng khoảng 30 km, nối dài 3 tỉnh Lào Cai, yên Bái và Lai Châu. Đặc biệt, nơi này nổi tiếng với nhiều địa điểm nguy hiểm.
Nhiều cung đường hiểm trở
Trước tiên là đèo Ô Quy Hồ (còn có tên gọi khác là đèo Mây) ở độ cao 2.000m, dào 50km với những cung đường cực hiểm trở song lại có vẻ đẹp nên thơ rất Việt Nam, quanh năm mây trắng bao phủ như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh nơi trần thế. Tiếp đó là đỉnh Fansipan cao 3.142m, địa hình gập ghềnh nguy hiểm. Ở Fansipan mưa suốt nhiều tháng liền nhưng lại ngập tràn sắc hoa,… thu hút các tín đồ leo núi trên khắp mọi miền về chinh phục.
Bình minh trên dãy Hoàng Liên Sơn
Đỉnh Fansipan tuyệt đẹp
Núi Lởm Chởm ở cao nguyên đá Đồng Văn
Cao nguyên đá Đồng Văn thuộc địa phận tỉnh Hà Giang, nơi được coi là cổng trời. Thiên nhiên ở đây đẹp nhưng đẹp theo một cách khắc nghiệt, ở đó có những bãi đá chông chênh, bên dưới là vực sâu còn hai bên đường đi là những thung lũng nguy hiểm. Những cung đường kinh hoàng, các dèo dốc dựng đứng đã khiến nhiều tay lái phải thót tim.
Những con đường chỉ toàn là đá lởm chởm
Bên cạnh đó, khí hậu ở đây cũng khá khắc nghiệt, nhiệt độ mùa đông có khi xuống dưới 0 độ C làm cho cảnh vật ở đây đều bị đóng băng, nếu không lạnh thì mây mù cũng bao phủ lấy cả không gian và mưa liên miên quanh năm,… cũng là thách thức cho những phượt thủ ham mê chinh phục cảm giác mạnh.
Vùng đất khắc nghiệt vào mùa đông
Sự khắc nghiệt này còn ảnh hưởng đến việc canh tác nông nghiệp, sản xuất của những đồng bào dân tộc nơi đây. Tuy nhiên, khi đến với cao nguyên đá Đồng Văn, sau khi chinh phục thành công những núi non lởm chởm, hiểm trở, trèo đèo lội suối qua núi cao vực thẳm,,… bạn sẽ được một phần thưởng xứng đáng. Cảm giác đứng từ trên đỉnh núi, ngắm hừng đông hoặc hoàng hôn đẹp như tiên cảnh trần thế thì không còn gì bằng.
Cuộc sống của người dân ở đây vo cùng khó khăn
Chưa hết đâu nhé, đến với Đồng Văn ngoài chiêm ngưỡng khung cảnh kỳ thú của thiên nhiên, bạn còn được hòa mình những phiên chợ vùng cao đặc sắc diễn ra vào chủ nhật hàng tuần của các đồng bào dân tộc Mong, Dao, Tày, Nùng, Hoa và cả người Kinh nữa.
Bình minh trong nắng sớm
Mẫu Sơn – Lạng sơn vào mùa băng tuyết
Các tỉnh miền Bắc là nơi của nhiều điểm đến hấp dẫn, khắc nhiệt, trong đó có Mẫu Sơn – Lạng Sơn. Nằm ở độ cao từ 800 - 1000 m, nhiệt độ quanh năm ở đây thấp, trung bình năm khoảng 15 độ C. Là một trong những vùng có khí hậu thấp nhất Việt Nam. Vào mùa đông, một số điểm của Mẫu Sơn còn xuống đến âm độ C, thường xuyên xuất hiện tuyết, băng.
Tuyết phủ trắng xóa cả không gian
Đó là lý do mà mùa đông ở Mẫu Sơn được xem là khắc nghiệt nhất. Cây cối bị bao phủ bởi một lớp băng tuyết dầy khiến cho cây cối không sinh trưởng được, động vật cũng vì thế mà chết rất nhiều. Kéo theo cuộc sống sinh hoạt, kinh tế của người dân cũng bị ảnh hưởng.
Đường đi cũng đầy trắc trở
Tuy nhiên đừng vì thế mà thôi ý định du lịch đến đây nhé, Mẫu Sơn vào mùa đông khắc nghiệt nhưng cũng rất đẹp và rất thú vị đó. Chiêm ngưỡng cảnh băng tuyết như ở những nước hàn đới và lưu lại những bức hình cực chất thì không còn gì tả nổi.
Nhưng cảnh đẹp ở đây cũng khiến người khác dễ nao lòng
Vùng đất miền trung đầy nắng và gió
Bạn đã từng nghe tới vùng đất đầy nắng gió lần nào chưa, đó chính là miền Trung yêu thương đấy. Với những ai sinh ra và lớn lên ở đây hẳn không còn xa lạ gì với những đợt gió Lào khắc nghiệt của mùa hè. Có chút nắng có chút gió, có chút nước mặn,… tất cả cộng lại khiến người ta cảm thấy ngột ngạt, khô ráp đến khó thở. Thời tiết ở đây nóng thì cực nóng, lạnh thì cũng không kém miền Bắc, có những đợt nhiệt độ cao nhất tới 43 độ C.
Nắng gió làm khô cằn đất đai
Miền trung trong sự khắc nghiệt
Gió Lào với tính chất khô và nóng, thường xuất hiện vào mùa hè, thời điểm từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 9. Vào mùa hè, các tỉnh miền Trung có nắng chói chang kết hợp với gió nóng, khô khiến cho sông ngòi ao hồ bị khô cạn, cây cối héo khô, con người và vật nuôi đều bị ngột ngạt nên thường xảy ra hỏa hoạn, cháy rừng,… Nhưng miền Trung khắc nghiệt là thế vẫn có những khoảnh khắc bình dị đẹp đến nao lòng, đủ làm xao xuyến bao tâm hồn.
Miền trung trong sự khắc nghiệt
(còn tiếp...)
Nhi Tuyết
Theo Báo Du Lịch
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Chúng tôi sẽ đăng bình luận của bạn sau khi kiểm duyệt.