Khám phá di tích lịch sử, văn hoá trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du

Nghi Xuân – quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du sở hữu kho tàng di sản lịch sử, văn hoá đồ sộ và là điểm tham quan hấp dẫn thu hút nhiều du khách. 

"Bao giờ Hồng Lĩnh hết câu, Sông Lam hết nước, thì đó với đây mới hết tình”. Không cần phải hùng hồn tuyên bố hay khẳng định nhưng chỉ cần nghe đến đây ai cũng ngầm hiểu núi Hồng sông Lam chính là biểu tưởng văn hoá ngàn đời của Nghệ Tĩnh nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, trong đó có cả vùng đất Nghi Xuân (Hà Tĩnh) – quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du.

Di tích lịch sử trên quê hương đại thi hào Nguyễn Du

Núi Hồng sông Lam đã trở thành biểu tượng văn hóa của người dân Nghệ Tĩnh

Nghi Xuân nằm trong thế tam hợp châu tuần của núi, sông và biển tạo nên một vùng quê non nước hữu tình. Nơi đây sở hữu kho tàng di sản văn hoá đồ sộ, phong phú và độc đáo. Trong đó,  khu lưu niệm danh nhân văn hóa thế giới Đại thi hào Nguyễn Du (xã Tiên Điền) là linh hồn của mảnh đất Nghi Xuân. Khu di tích này xưa vốn là tư dinh của dòng họ Nguyễn - Tiên Điền và được tôn tạo từ những năm đầu thập kỷ 60 (thế kỷ XX). Những năm gần đây, khu di tích đã được ưu tiên đầu tư tu sửa và trở thành một điểm đến nổi bật của Hà Tĩnh và cả nước.

những di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du

Khu lưu niệm danh nhân văn hóa thế giới Đại thi hào Nguyễn Du (xã Tiên Điền)

Vốn dĩ người dân Nghi Xuân,  Hà Tĩnh rất xem trọng việc thờ cúng tổ tiên và những người có đóng góp to lớn cho mảnh đất này. Do vậy, họ càng tự hào hơn về quê hương của mình, bởi nơi đây còn có Nhà thờ Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ (xã Xuân Giang). 

những di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du

Nhà thờ Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ ở xã Xuân Giang.

Nhà thờ có khuôn viên rộng hơn 2000 m2 đã được xây tường bao quanh; cổng có 2 cột nanh trên có nghê chầu; từ cột nanh vào khoảng 5m là tắc môn mới được tu bổ. Qua tắc môn là sân lát gạch nghiêng. Nhà thờ 3 gian ở hướng Nam, có 2 vì kèo, cột đấu vuông, đều bằng gỗ lim, mặt sau và 2 đốc đều xây gạch kín, mái lợp ngói vảy rất cổ kính.

Với công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược và trong công cuộc chấn hưng đất nước dưới bốn triều Lê Sơ, Nguyễn Xí xứng danh là bậc anh tài kiệt xuất, đức độ cao cả, nhân nghĩa thuỷ chung. Ông được các triều vua Lê hết sức ca ngợi công đức và ban thưởng chức tước Thái sư Cương Quốc công (bậc đầu trong Tam thái). Để ghi nhớ công lao của ông, người dân Nghi Xuân đã xây dựng một ngôi đền mang tên ông ở xã Cương Gián.

những di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du

Đền Nguyễn Xí ở xã Cương Gián

Ngoài nhà thờ Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ và đền Nguyễn Xí, ở đây còn có Di tích khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi (Xuân Viên) bảo lưu các giá trị văn hóa từ hậu kỳ đá mới, văn hóa đồ đồng đến văn hóa Lý - Trần, Lê. Đặc biệt, đây là địa bàn giao thoa, hội tụ của nền văn hóa Đông Sơn (khu vực phía Bắc) và văn hóa Sa Huỳnh (khu vực Nam Trung bộ) - một di tích khảo cổ học hiếm có trong hệ thống di tích khảo cổ học Việt Nam.

những di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du

Di tích khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi là một di tích khảo cổ học hiếm có trong hệ thống di tích khảo cổ học Việt Nam.

Chưa hết, Hồng Sơn liệt chướng cũng là một phần nhỏ trong tổng thể mảnh đất xinh đẹp và có bề dày lịch sử này. Đây là dãy núi phía Nam huyện. Tương truyền có đàn chim Hồng nghe nơi đây có núi trăm đỉnh, bèn gửi 100 con đến tọa lạc, làm đẹp cho dãy núi. Sau khi có 99 con hạ cánh đỗ lên 99 đỉnh, còn một con dù biết bên kia là đỉnh ngọc, đậu lên đấy có thể sáng chói hơn nhưng vì không muốn xa bầy, bèn bay lượn quanh.

những di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du

Hồng Sơn liệt chướng là dãy núi phía Nam huyện.

Tổ tiên đã dày công tạo nên một Nghi Xuân tuyệt đẹp với kho tàng di sản đồ sộ như thế, người dân Nghi Xuân càng biết trân trọng và tận hưởng gia tài vô giá để lại cho mình. Họ đặc biệt yêu nơi chốn của mình và ra sức giữ gìn quê hương tổ tiên theo một cách riêng, sao cho hàng năm lượng khách du lịch tăng lên mà vẫn giữ được nét riêng của làng quê như vậy. Quả thực là một điều đáng trân quý phải không nào?

Ảnh: Đậu Hà

Lê Vân – Theo Báo Thể thao Việt Nam

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Chúng tôi sẽ đăng bình luận của bạn sau khi kiểm duyệt.