Khám phá những tinh hoa kiến trúc nghệ thuật kỳ bí ngàn năm không lời đáp tại Tháp Chàm Poshanư Phan Thiết
Phan Thiết không chỉ nổi tiếng với bãi biển đẹp, những khu nghỉ dưỡng cao cấp mà còn có nhiều công trình ấn tượng mang đậm nét văn hóa của người dân tộc Chăm. Một trong những công trình nổi tiếng với lối thiết kế lạ mắt nhưng vô cùng kì bí được du khách khắp nơi quan tâm đó là Tháp Chàm Poshanư Phan Thiết. Hãy cùng khám phá địa điểm tham quan ấn tượng này qua nhừng lời giới thiệu chi tiết trong bài viết dưới đấy.
Tháp Chàm Poshanư ở đâu?
Nằm trong khu di tích Lầu Ông Hoàng cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 7km, Tháp Chàm Poshanư nằm trên ngọn đồi Bà Nài thuộc địa phận phường Phú Hải.
Tháp Chàm Poshanư nằm trên ngọn đồi Bà Nài thuộc địa phận phường Phú Hải. Ảnh: FB Checkin Việt Nam
Đây được coi là một trong những công trình vĩ đại và là biểu tượng cho Vương quốc Chăm Pa thời điểm mới được hoàn thành. Công trình mang đậm nét độc đáo, kỳ bí nhờ thừa hưởng những tinh hoa kiến trúc nghệ thuật của người Chăm, cho đến ngày nay nhiều điểm thú vị cần khám phá tại Tháp Chàm Poshanư vẫn còn chưa được giải đáp.
Đường đi đến tháp Chàm Poshanư Bình Thuận
Từ Thành phố Hồ Chí Minh đến khoảng 200km nên du khách có thể sử dụng phương tiện cá nhân hoặc đi xe khách.
Nếu bạn yêu thích phượt thì có thể rong ruổi trên xe máy để đến tham quan địa điểm này và kết hợp trải nghiệm du lịch Bình Thuận. Quãng đường không quá xa, bằng phẳng, dễ đi, cảnh sắc hai bên đường khá bắt mắt và chỉ mất khoảng 4 đến 5 giờ đồng hồ là đến.
Đây được coi là một trong những công trình vĩ đại và là biểu tượng cho Vương quốc Chăm Pa. Ảnh: FB Checkin Việt Nam
Thuyết minh về Tháp Chàm Poshanư
Quần thể Tháp là một nhóm di tích các đền tháp thờ các vị thần được xây dựng kì công vào cuối thế kỉ 18. Điểm nhấn của thiết kế kỳ bí này chính là những nét văn hóa được lưu lại từ bao đời qua lối thiết kế độc đáo mà ngày nay vấn còn nhiều điều bí ẩn mà các nhà khảo cổ vẫn chưa thể giải thích.
Quần thể Tháp là một nhóm di tích các đền tháp thờ các vị thần được xây dựng kì công vào cuối thế kỉ 18. Ảnh: FB Checkin Việt Nam
Nguồn gốc tên gọi của tháp
Tháp Chàm Poshanư Phan Thiết còn có tên gọi khác là Po Sah Inu. Nơi đây đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1991. Đây là di tích đền tháp còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa.
Trong bảo tháp thờ thần Shiva, đây là một trong những vị thần quan trọng trong Ấn Độ giáo. Sang thế kỷ 15, người dân tộc Chăm lại tiếp tục xây dựng một số đền thờ kiến trúc đơn giản khác để thờ công chúa Poshanư con của vua Parachanh, nàng rất được nhân dân yêu quý bởi tài đức, phép ứng xử.
Trong bảo tháp thờ thần Shiva, đây là một trong những vị thần quan trọng trong Ấn Độ giáo. Ảnh: FB Checkin Việt Nam
Theo kết quả khai quật khảo cổ của các nhà khoa học từ những năm 1992 đến 1995 thì tại đây có nhiều nền móng của những ngôi đền đã sụp đổ, bị vùi lấp hàng trăm năm. Kể với đó là ngói, gạch, các hiện vật có niên đại từ thế kỷ 15. Công trình đã và đang được các cơ quan chức năng trùng tu, tôn tạo và gìn giữ.
Đến với Tháp Chàm Poshanư Phan Thiết, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng tinh hoa nghệ thuật dân tộc Chăm mà còn được nghe kể về câu chuyện tình cảm động của công chúa Poshanư.
Công trình đã và đang được các cơ quan chức năng trùng tu, tôn tạo và gìn giữ. Ảnh: FB Checkin Việt Nam
Nàng đã có công lớn trong việc hướng dẫn người dân vùng Hàm Thuận Bắc, Tuy Phong, Bắc Bình ngày nay sản xuất nông nghiệp, phá rừng làm rẫy, biết trồng lúa nước, trồng bông dệt vải hay làm các công trình thủy lợi.
Người đã đặt ra nhiều quy tắc trong quan hệ ứng xử, giao tiếp tiến bộ trong gia đình, xã hội của triều đình trong thời kỳ đó. Không những thế, công chúa Poshanư đã đem lòng yêu và kết hôn với lãnh chúa Po Sah Anime Par một người theo đạo Hồi giáo ở vùng Ma Lâm.
cho đến ngày nay nhiều điểm thú vị cần khám phá tại Tháp Chàm Poshanư vẫn còn chưa được giải đáp.Ảnh: FB Checkin Việt Nam
Vì vậy đã gây ra những bất hòa trong quan hệ của công chúa và em trai mình là Podam, người không muốn chị mình lấy người ngoại đạo và luôn tìm cách chia rẽ hai người.
Tòa tháp được xây dựng theo lối kiến trúc Hòa Lai, là kiến trúc đẹp nhất của người Chăm. Ảnh: FB Checkin Việt Nam
Sau chuyến hành hương về Ấn Độ của chàng Po Sah Anime Par, giữa hai người đã xảy ra hiểu lầm, chia cách, chàng đã bỏ vào phía Nam. Cho rằng mình phản bội, công chúa Poshanư tìm đến để nói lời thanh minh nhưng lúc đó Po Sah Anime Par đã đem lòng yêu nàng Chargo. Từ đó đến lúc cuối đời, công chúa Poshanư sống một mình tại Bianeh. Sau khi bà qua đời, người dân đã tạc tượng và thờ bà trong Tháp.
Nét độc đáo trong lối kiến trúc kỳ bí
Tháp Chàm Poshanư Phan Thiết được xây dựng theo lối kiến trúc Hòa Lai, là kiến trúc đẹp nhất của người Chăm. Tuy không quá lớn, quá đồ sộ nhưng đã chắt lọc được toàn bộ những tinh hoa, nghệ thuật và xứng đáng là một tuyệt tác của Vương quốc Chăm Pa lúc bấy giờ.
Tháp đã chắt lọc được toàn bộ những tinh hoa, nghệ thuật và xứng đáng là một tuyệt tác của Vương quốc Chăm Pa lúc bấy giờ. Ảnh: FB Checkin Việt Nam
Cấu trúc của Tháp Chàm Poshanư gồm 3 tháp như sau:
Tháp chính A
Gồm 4 tầng, càng lên cao thì diện tích tháp càng thu nhỏ lại, đỉnh tháp có 4 cửa sổ hình tam giác hướng về 4 phía. Từ trong lòng tháp lên đến đỉnh là 15m, đáy tháp mỗi bề gần 20m, bên ngoài xây kín, dưới mỗi cửa sổ gạch có 4 lỗ lớn để thông gió ra ngoài.
Theo quan niệm của người Chăm thì hướng Đông là nơi ngự của các vị thần linh. Ảnh: FB Checkin Việt Nam
Theo quan niệm của người Chăm thì hướng Đông là nơi ngự của các vị thần linh. Chính vì vậy mà cửa chính dài nhất của Tháp cũng hướng về phía Đông, 3 cửa giả nằm ở các hướng còn lại.
Tháp cũng hướng về phía Đông, 3 cửa giả nằm ở các hướng còn lại. Ảnh: FB Checkin Việt Nam
Trên vòm cuốn ở hướng Tây vẫn còn những dãy chạm khắc dày đặc với những bông hoa, hình tượng kỳ lạ. Tháp chính là công trình còn nguyên vẹn nhất của cụm Tháp Chàm Poshanư.
Tháp chính là công trình còn nguyên vẹn nhất của cụm Tháp Chàm Poshanư. Ảnh: FB Checkin Việt Nam
Tháp phụ B
Nằm độc lập về phía Bắc, chỉ cao khoảng 12m với kiến trúc cơ bản như Tháp A nhưng đơn giản hơn. Tương truyền xưa kia tháp này thờ bò thần Nandin nhưng năm 1995 khi khai quật chỉ phát hiện một tai và một bàn chân bò bằng đá.
Tháp phụ B nằm độc lập về phía Bắc, chỉ cao khoảng 12m với kiến trúc cơ bản nhưng đơn giản hơn. Ảnh: FB Checkin Việt Nam
Tháp phụ C
Tại Phan Thiết ngày nay tháp này chỉ còn có 1 chiều cao 4m, một cửa duy nhất về hướng Đông. Đường nét kiến trúc và nghệ thuật trang trí đã không còn vẹn nguyên vì thời gian bào mòn, chỉ giữ được một số đường nét gốc. Tháp này được người dân xây dựng để thờ thần lửa.
Tháp này được người dân xây dựng để thờ thần lửa. Ảnh: FB Checkin Việt Nam
Hi vọng với những chia sẻ trên, các bạn phần nào hiểu về Tháp Chàm Poshanư Phan Thiết. Hãy lên kế hoạch để khám phá những tinh hoa trong nghệ thuật kiến trúc của người dân tộc Chăm trong dịp tới các bạn nhé.
(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Chúng tôi sẽ đăng bình luận của bạn sau khi kiểm duyệt.