Những điều mà bạn nhất định phải biết để có chuyến dã ngoại an toàn và vui vẻ

Cuối tuần dẹp hết muộn phiền rủ đám bạn thân sống cuộc sống ẩn dật. Cuộc vui sẽ chẳng trọn vẹn nếu bỗng nhiên những tai nạn chẳng ai muốn xảy ra khi bạn đang phiêu lưu giữa chốn hoang dã đúng không nào.

Nào là ốm hãy ngộ độc, có thể bị côn trùng xâm nhập như muỗi, kiến... hay thậm chí bị ong chích, bạn vẫn có thể xử gọn những chuyện oái ăm như thế này một cách nhanh gọn và hiệu quả. Hãy chuẩn bị để luôn là một nhà thông thái bạn nhé!

Những vật dụng cần thiết phải có khi du lịch ở nơi hoang dã

Bộ sơ cứu: Bạn có thể mua bộ sơ cứu hoặc thu thập các vật dụng sau: băng gạc vô trùng, thuốc mỡ kháng sinh, các loại dung dịch sát trùng rửa vết thương, kéo, cặp, nhíp y tế, cặp nhiệt độ và một cái chăn nhỏ.

Luôn chuẩn bị bộ y tế khi đi cắm trại nơi hoang dã,
Luôn chuẩn bị bộ y tế khi đi cắm trại nơi hoang dã,

Tất nhiên, tất cả chúng ta ai cũng muốn có được chuyến đi an toàn và không xảy ra những điều đáng tiếc. Vì vậy, việc chuẩn bị sẵn sàng cho những vấn đề như ốm đau, những trường hợp bị thương,...là vô cùng cần thiết. Điều này đảm bảo cho tất cả mọi người thật vui vẻ và an toàn trong chuyến đi. Bạn có thể chuẩn bị thêm một số loại thuốc cá nhân như dầu gió, thuốc đau bụng, thuốc trị nhức đầu, kem thoa da chống muỗi, thuốc trị côn trùng cắn, kem thoa da trị bỏng hoặc dị ứng…

Ngoài ra, tuỳ theo sức khoẻ cá nhân và từng người trong gia đình, cần mang theo đường ăn kiêng hoặc thuốc đặc trị riêng. Đặc biệt,mang theo loại dung dịch rửa tay không cần dùng nước có tác dụng diệt khuẩn tốt, tiện dụng rửa tay trước khi ăn hoặc khử mùi là một sản phẩm vô cùng tiện ích trong những chuyến đi như thế này.

Nước rửa tay khô sẽ vô cùng tiện dụng cho bạn.
Nước rửa tay khô sẽ vô cùng tiện dụng cho bạn.

Bí quyết để có chuyến dã ngoại lí tưởng

- Hãy đốt lửa trại trên cát hoặc đá hay đơn giản là nạo đi một phần đất bên trên.

Lửa trại. (Ảnh: Quan Nguyên Phát)
Lửa trại. (Ảnh: Quan Nguyên Phát)

Đào lò để nấu. (Ảnh: Quan Nguyên Phát)
Đào lò để nấu. (Ảnh: Quan Nguyên Phát)

Đối với lửa trần, không nên đổ chất lỏng dễ cháy bởi lửa có thể cháy phừng lên làm hộp đựng chất lỏng phát nổ ngay trên tay. Và đặt củi khô xung quanh ngay sau khi đổ chất lỏng nếu không nó sẽ bốc hơi rất nhanh.

-Xua kiến khỏi khu vực cắm trại: Ở mỗi góc chân bàn, đặt một cốc chứa nước để ngăn kiến bò lên. Nếu bạn dùng thảm để ăn khi dã ngoại thì mùi của bạc hà hoặc vỏ dưa chuột có thể làm kiến sợ và không tới gần.

- Xua muỗi bằng mùi của cây hương thảo hoặc cây xô thơm sẽ rất hiệu quả

- Bảo quản đồ ăn: Để thức ăn luôn tươi mới, hãy dùng một túi giữ nhiệt hoặc bình chân không có nắp đậy. Khi bạn ấn nắp, không khí trong bình sẽ được hút ra ngoài. Vi khuẩn sẽ biến mất trong môi trường không có oxy. 

Lá hương thảo giúp xua muỗi
Lá hương thảo giúp xua muỗi

Lá cây xô thơm
Lá cây xô thơm

- Bọ chét bám trên cơ thể

Bọ chét là loài côn trùng thường sống kí sinh trên các loài động vật bằng cách hút máu. Bọ chét khi ở trên người nhẹ sẽ gây ngứa ngáy, nặng là đau đớn khó chịu, thậm chí truyền bệnh từ động vật sang con người. Nếu chẳng may bị bọ chét bám vào cơ thể, không nên cố gắng bắt nó ra ngay mà trước tiên hãy dùng dầu thực vật để phủ lên chỗ bị bọ chét cắn.

Bọ chét bám lên cơ thể
Bọ chét bám lên cơ thể

Sau đó làm một nút thắt dây lồng vào đầu con vật rồi dần dần kéo nó ra khỏi cơ thể. Để kiểm tra nguy cơ bị nhiễm bệnh từ bọ chét, hãy đem con vật còn sống đến phòng thí nghiệm kiểm tra trong vòng 2 ngày.

-  Bị ngộ độc:

Bạn cần càng sớm càng tốt làm sạch cơ thể khỏi chất độc và trung hòa chất độc bằng những cách sau: 

Cách 1: Pha hai muỗng cà phê rễ gừng trong 600 ml nước sôi, đem lọc, uống 50 ml nước ấm này trong cả ngày. 

Cách 2: Nấu sôi 3-5 muỗng canh quế trong 5 phút rồi lọc, sau đó uống 2-3 cốc nước này khi còn nóng. 

Không nên uống đồ có cồn nếu chẳng may bị ngộ độc. Điều đó sẽ không giúp được gì mà chỉ làm tình trạng cơ thể trở nên xấu đi.
Không nên uống đồ có cồn nếu chẳng may bị ngộ độc. Điều đó sẽ không giúp được gì mà chỉ làm tình trạng cơ thể trở nên xấu đi.

- Xử lý vết ong đốt

Khi bị ong đốt, nó thường để lại vòi chích cùng túi nọc trên da. Vòi ong gây ra dị ứng, từ đó khiến da bị sưng phồng, đỏ tấy và đau nhức. Khi bị ong đốt, nạn nhân tuyệt đối phải nhanh chóng sơ cấp cứu. 

Cắm trại trong rừng rất dễ bị ong chích
Cắm trại trong rừng rất dễ bị ong chích

Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra; rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm; bôi dung dịch sát trùng như povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần; uống nhiều nước để loại thải các độc tố; chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.

Ảnh: Quan Nguyên Phát
Ảnh: Quan Nguyên Phát

Với những kiến thức cần có chắc chắn bạn sẽ đủ khả năng để giải quyết những phát sinh không mong muốn trong suốt chuyến đi. Nhưng đừng quên việc tiên quyết chính bạn cần phải luôn bình tĩnh nhé!

 

 

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Chúng tôi sẽ đăng bình luận của bạn sau khi kiểm duyệt.