Tái chế rác thải sinh hoạt thành sản phẩm du lịch ở Hội An

Từ những sản phẩm rác thải hữu cơ tưởng bỏ đi, nhiều doanh nghiệp du lịch tại Hội An đã biến thành tài nguyên có giá trị như xà phòng, nước rửa chén… thậm chí trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Hội An là thành phố cổ kính nằm ven biển của tỉnh Quảng Nam, một thành phố du lịch, là nơi có quần thể di tích được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, Cù Lao Chàm - Hội An được công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển của thế giới.

Hội An là thành phố cổ kính nằm ven biển của tỉnh Quảng Nam.

Hội An là thành phố cổ kính nằm ven biển của tỉnh Quảng Nam. Ảnh: dantri

Phố cổ gặp khó vì rác thải

Với những cảnh quan đẹp và điều kiện tự nhiên thuận lợi, Hội An đang là điểm đến lý tưởng cho khách tham quan trong nước và trên toàn thế giới.

Hai thùng rác dễ phân hủy và khó phân hủy được đặt ngay trên đường phố cổ Hội An để du khách tự phân loại khi bỏ vào thùng.

Hai thùng rác dễ phân hủy và khó phân hủy được đặt ngay trên đường phố cổ Hội An để du khách tự phân loại khi bỏ vào thùng. Ảnh: Hoàng Sơn.

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, TP Hội An cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt là vấn đề rác thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp…

Theo số liệu thống kê của UBND TP Hội An, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, lượng rác phát sinh hàng ngày tăng lên rất lớn.

Từ 72 tấn/ngày năm 2016 lên 120 tấn/ngày năm 2019; đặc biệt do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, hầu hết các doanh nghiệp du lịch đóng cửa nên lượng rác thải có giảm xuống khoảng hơn 70 tấn/ngày, điều đó cho thấy rác thải từ du lịch rất lớn.

Lan tỏa bền vững, khởi đầu cho tour du lịch tái tạo

Để giảm thiểu rác thải sinh hoạt, thành phố Hội An đã triển khai nhiều dự án nhằm giảm thiểu rác thải, hạn chế ô nhiễm… Đến nay, thành phố Hội An đã và đang triển khai dự án "Nâng cao nhận thức về 3R đối với chất thải rắn.

Từ những rác thải hữu cơ tưởng chừng bỏ đi đã biến thành sản phẩm có giá trị, qua đó góp phần giảm thiểu rác thải

Từ những rác thải hữu cơ tưởng chừng bỏ đi đã biến thành sản phẩm có giá trị, qua đó góp phần giảm thiểu rác thải. Ảnh: Dân trí.

Trong khuôn khổ dự án, thành phố Hội An đã xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rác thải thành phố, gồm 5 nội dung/chương trình chính gồm phân loại rác tại nguồn; giảm thiểu sử dụng túi nilon; xử lý rác thải nhà bếp; giáo dục môi trường trong học đường; nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường.

Theo ông Phan Xuân Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, hiện các doanh nghiệp du lịch Hội An đang được tham gia một khóa học hướng dẫn xử lý rác thải hữu cơ.

Từ những sản phẩm nhựa bỏ đi, mô hình Feform plastic đã biến biến chúng thành những tấm bảng dùng trong chế tạo các vật dụng hữu ích như thùng rác, bàn học…

Từ những sản phẩm nhựa bỏ đi, mô hình Feform plastic đã biến biến chúng thành những tấm bảng dùng trong chế tạo các vật dụng hữu ích như thùng rác, bàn học… Ảnh: Dân trí.

Mục đích khóa học nhằm chia sẻ cách thức xử lý rác thải hữu cơ để mỗi gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh du lịch đều có thể tự làm được, qua đó giúp lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, hướng đến lối sống tích cực.

Tham gia khóa học, học viên được hướng dẫn quy trình phân loại các loại rác hữu cơ; cách xử lý, ủ lên men những mẫu thức ăn, rau củ quả thừa, hư hại biến thành phân hữu cơ bón cây trồng; kể cả xử lý trái cây hư, thừa thành nước enzym dùng tẩy rửa bát đĩa, giặt giũ, lau sàn nhà, nhà vệ sinh, bếp...

Rác thải hữu cơ còn có ích trong các mô hình trồng rau sạch, an toàn, tạo ra những sản phẩm hữu ích trong cuộc sống, giảm thiểu rác thải sinh hoạt.

Rác thải hữu cơ còn có ích trong các mô hình trồng rau sạch, an toàn, tạo ra những sản phẩm hữu ích trong cuộc sống, giảm thiểu rác thải sinh hoạt. Ảnh: Dân trí.

"Hiện nay, khóa học hướng dẫn xử lý rác thải hữu cơ chủ yếu tập trung vào các nhóm như homestay, villa du lịch; cà phê, giải khát; nhóm nhà hàng, nhóm doanh nghiệp, người dân và trường học…

Khi chúng ta nói đến sản phẩm du lịch có nghĩa là một tài nguyên du lịch cộng với một dịch vụ nào đó. Hiện nay, chúng ta mới chỉ khai thác, hưởng thụ những tài nguyên có sẵn của tự nhiên, văn hóa mà quên tái tạo các tài nguyên đó. Vì vậy khóa học sẽ là khởi đầu cho sự lan tỏa bền vững mở đầu cho chuỗi tour du lịch tái tạo sau này", ông Thanh chia sẻ.

 

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Chúng tôi sẽ đăng bình luận của bạn sau khi kiểm duyệt.