Vẻ đẹp của 4 kinh đô nổi tiếng nhất Việt Nam qua các triều đại từ thuở khai quốc đến nay

 kinh đô nổi tiếng xuyên suốt chiều dài lịch sử. Ngày nay, những kinh đô của Việt Nam còn nguyên vẹn và trở thành điểm du lịch là thành Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long và kinh thành Huế. 

Kinh thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa được xem là kinh đô đầu tiên của nước ta dưới triều đại Âu Lạc. Thuở bấy giờ, kinh thành này được xây dựng tai 5 một đồi đất cao ráo tả ngạn sông Hồng, thuộc địa  bàn xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Đây là vị trí có ý nghĩa chiến lược về mặt quân sự, có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng và vùng sơn địa.

kinh đô của Việt Nam

Cổ Loa là kinh đô đầu tiên của Việt Nam. Ảnh:guinness_n_hand

Là kinh đô của Việt Nam thuở khai quốc nên thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”. Ngày nay, nơi này trở thành di tích lịch sử, là điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước thường xuyên ghé thăm. 

kinh đô của Việt Nam

Di tích này nằm ở huyện Đông Anh, Hà Nội. Ảnh:Báo Ảnh Việt Nam

So với kinh thành Huế hay hoàng thành Thăng Long, thành Cổ Loa không quá tráng lệ. Thế nhưng vẻ đẹp cổ xưa cùng cách xây dựng hòa hợp địa hình địa vật đã giúp công trình này có giá trị vượt thời gian. Hàng nghìn năm trước, người Việt cổ đã tận dụng chiều cao của đồi, gò và đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành chắc chắn.

kinh đô của Việt Nam

Công trình mang vẻ đẹp cổ kính, cũ xưa. Ảnh:ginaleeng

Ngày nay, khi đến thăm thành Cổ Loa, bạn có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của kinh đô đầu tiên của nước Việt. Dẫu rằng, công trình đã được trùng tu lại sau nhiều thế kỷ nhưng dấu ấn của lịch sử, của tổ tiên vẫn hiện hữu qua những bức tường thành, qua lối kiến trúc thể hiện rõ nét qua từng cánh cổng, bậc thang.  

kinh đô của Việt Nam

Dấu ấn thời gian thể hiện qua từng bức tường, cánh cổng. Ảnh:thoaikmt

Theo lịch sử ghi chép, thành Cổ gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, thế nhưng hiện này chỉ còn 3 vòng thành. Chất liệu chính dùng để xây thành là đất, đá và gốm vỡ. Trong đó, đá tảng dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Đồng thời các lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở.

kinh đô của Việt Nam

Thành cổ tọa lạc bên bờ sông hiền hòa. Ảnh:shinya5541

Đến thăm kinh thành Cổ Loa, ngoài được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của kinh đô đầu tiên ở Việt Nam, du khách còn được thăm đền An Dương Vương, am Mỵ Châu, giếng Ngọc,… Đây đều là những di tích gắn liền với sự tích Mỵ Châu – Trọng Thủy – một bài học về tình yêu, tình phụ tử và tình yêu nước. 

Kinh thành Hoa Lư

Cũng như thành Cổ Loa, thành Hoa Lư giờ đã trở thành khu di tích nổi tiếng tại huyện Hoa Lư và Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. Ngày nay, nơi này trở thành quần thể di tích quốc gia đặc biệt, đồng thời thuộc vùng lõi của quần thể si sản thế giới Tràng An, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển. 

kinh đô của Việt Nam

Kinh thành Hoa Lư thuộc huyện Hoa Lư, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ảnh:kengaku_spirit

Hoa Lư chính kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền. Vào năm 968 khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi hoàng đế, ông đã chọn đóng đô ở Hoa Lư, biến nơi này trở thành một trong những kinh đô của Việt Nam sở hữu vị trí đắc địa, có ý nghĩa quan trọng về mặt quân sự, văn hóa, xã hội,…

kinh đô của Việt Nam

Nơi đây là kinh đô đầu tiên của triều đại phong kiến Việt Nam. Ảnh:chillystudio


Toàn bộ khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư có diện tích lên đến 13,87 km², được chia thành 3 vùng quan trọng. Trong đó có vùng bảo vệ đặc biệt gồm toàn bộ khu vực bên trong thành Hoa Lư. Khu vực vùng đệm gồm cảnh quan hai bên sông Sào Khê và quần thể Tràng An. Cuối cùng là các di tích liên quan khác, có vai trò quan trọng với triều nhà Đinh.

kinh đô của Việt Nam

Non nước Ninh Bình đẹp như tranh ở cố đô Hoa Lư. Ảnh:lnn.giny

Dù thành Hoa Lư chỉ là kinh đô của Đại Cồ Việt trong thời gian ngắn 42 năm nhưng có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của vận mệnh dân tộc. Kinh đô Hoa Lư được đặt tại một vùng đất hết sức đắc địa với núi đồi trùng điệp, với sông Hoàng Long uốn khúc và cánh đồng Nho Quan, Gia Viễn mênh mông rất thuận lợi về mặt quân sự.

kinh đô của Việt Nam

Không gian rộng lớn, khoáng đạt bên trong kinh đô Hoa Lư. Ảnh:brittany.ph.103

Ngày nay, tuy Hoa Lư đã trở thành cố đô nhưng đây là một trong những điểm đến ở Việt Nam được du khách gần xa yêu thích. Vẻ đẹp cổ kính của hàng nghìn năm trước được giữ gìn, tôn tạo, thể hiện qua các hạng mục kiến trúc đền thờ của vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành. Ngoài ra, kiến trúc đình làng, chùa cổ, lăng bia, phủ miếu,… cũng góp phần tạo nên giá trị vượt thời gian cho mảnh đất Cố Đô. 

kinh đô của Việt Nam

Về Ninh Bình, bạn nhớ đến thăm cố đô Hoa Lư. Ảnh:subicao

Có dịp đi du lịch Ninh Bình, bạn nhất định phải dành ít thời gian đi thăm kinh đô Hoa Lư năm xưa. Chỉ có trực tiếp đến nơi và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của kinh thành, bạn mới thấy được sự kỳ công trong lối kiến trúc xây dựng thành lũy cùng tầm nhìn vĩ đại của bậc tiền nhân trong việc chọn vị trí địa lý. 

Kinh thành Thăng Long 

Một trong những kinh đô của Việt Nam để lại dấu ấn lịch sử quan trọng nhất đó chính là kinh thành Thăng Long. Năm 1010, tại Hoa Lư, vua Lý Thái Tổ đã ban chiếu dời đô để về thành Đại La và đổi tên kinh thành này là Thăng Long. Thăng Long có ý nghĩa cơ bản là rồng bay lên, ngụ ý sẽ đưa dân tộc ta phát triển vượt bậc, sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới. 

kinh đô của Việt Nam

Kinh thành Thăng Long là điểm đến nổi tiếng ở Hà Nội. Ảnh:naruto_bacco

Khi dời đô về Thăng Long, Hà Nội, vua Lý Thái Tổ đã cho gấp rút xây dựng những công trình cơ bản theo mô hình Tam trùng thành quách gồm có kinh thành, hoàng Thành và tử cấm thành. Ngày nay, công trình này đứng hiên ngang giữa lòng thủ đô, là điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. 

kinh đô của Việt Nam

Vẻ đẹp cổ kính của kinh thành Thăng Long. Ảnh:xjnhxjnh_96

Tổng diện tích kinh thành Thăng Long lên đến 18.395 ha bao gồm các khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích khác còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội. Đến thăm hoàng thành, bạn nhớ dành thời gian để khám phá hết khu vực Đoan Môn, điện Kính Thiên, Bắc Môn, Hậu Lâu, cột cờ Hà Nội, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời nhà Nguyễn.

kinh đô của Việt Nam

Lối vào cổng thành được xây dựng như một đường hầm. Ảnh: mitzi_215

Có dịp ghé thăm khu di tích này, bạn sẽ có cảm giác như được ngược dòng thời gian trở về lịch sử hàng nghìn năm trước. Càng đi vào sâu bên trong thành, du khách càng choáng ngợp trước một kinh đô hoành tráng và rộng lớn. Từ cổng thành cho đến tường thành và các hạng mục bên trong đều được xây dựng vững chải, tạo nên một vị thế chắc chắn giữa lòng Hà Nội. 

kinh đô của Việt Nam

g hiện vật được trưng bày bên trong kinh thành Thăng Long. Ảnh:markjlwang

Khám phá di tích hoàng thành Thăng Long, bạn còn có cơ hội tham quan hệ thống phòng trưng bày các di vật lịch sử qua nhiều thời kỳ. Ngoài ra, ở khu nhà D67 còn lưu lại nhiều hiện vật quan trọng, gắn liền với những dấu mốc son của lịch sử cách mạng Việt Nam. Chưa bao giờ lịch sử lại hiện hữu một cách chân thực, rõ nét và sinh động như khi bạn đến thăm và tìm hiểu về hoàng thành. 
 

kinh đô của Việt NamCột cờ Hà Nội cũng là điểm đến thuộc quần thể di tích hoàng thành Thăng Long. Ảnh:pilar_pina

Đặc biệt, khi dạo quanh một vòng hoàng thành Thăng Long, du khách còn được tận hưởng bầu không khí trong lành, khoáng đạt của khu vực Hậu Lâu. Sân vườn rộng rãi, trồng nhiều hoa trái và những đàn bồ câu tung bay, tất cả tạo nên sự an yên, xưa cũ giữa mảnh đất thủ đô đông đúc, sầm uất. 

Kinh thành Huế 

Với những tín đồ mê xê dịch thì kinh thành Huế có lẽ là điểm đến không thể bỏ quan trên bản đồ du lịch Việt Nam. Nơi này không chỉ là điểm đến với nét đẹp cổ kính, mộng mơ đặc trưng của xứ Huế mà còn đồng thời là kinh thành cuối cùng của triều đại phong kiến nước ta. 

kinh đô của Việt Nam

Kinh thành Huế là kinh đô cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Ảnh:car.service.danang

Kinh thành Huế bắt đầu xây dựng vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long, là nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn suốt 143 năm trị vì. Ngày nay, kinh đô của Việt Nam xưa kia đã thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế, được Unesco công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. 

kinh đô của Việt Nam

Một góc nhỏ ở kinh thành Huế. Ảnh:cuongkhii

Toàn bộ kinh thành Huế được xây dựng theo hình vuông với mỗi cạnh có chiều dài trung bình khoảng 2,5km. Kết cấu kinh thành vẫn là cấu trúc 3 lóp như thành Thăng Long gồm tường thành, hoàng thành và khu vực tử cấm thành. Tuy nhiên về mặt diện tích, kinh đô Huế có phần rộng lớn hơn hẳn so với kinh thằng Thăng Long. 

kinh đô của Việt Nam

Bên trong Đại Nội Huế. Ảnh: thanhduyy1992

Ngày nay, cố đô Huế được xem là một trong những kinh thành đẹp nhất Việt Nam, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước thường xuyên ghé thăm. Ở di tích lịch sử này, bạn có thể khám phá khu vực Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Duyệt Thị Đường, Kỳ Đài và khu phố cổ Bao Vinh. 

kinh đô của Việt Nam

Vẻ đẹp của kinh thành Huế. Ảnh:thanh.touliver.17

Mỗi hạng mục trong quần thể di tích cố đô Huế đều mang vẻ đẹp cổ kính, được bảo tồn và lưu giữ trọn vẹn những giá trị về mặt kiến trúc, văn hóa mà triều đại Nhà Nguyễn đã xây dựng và phát triển qua hàng thế kỷ. Bất cứ lúc nào đến thăm kinh thành Huế, du khách cũng đều cảm nhận được một triều hùng mạnh bậc nhất lịch sử dân tộc.

kinh đô của Việt Nam

Đến Huế, bạn nhất định phải đến thăm kinh thành Huế. Ảnh: letgovietnam

Qua hơn 2000 nghìn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã xây dựng nên những kinh đô hùng tráng, đặt vị trí quan trọng tại Ninh Bình, Hà Nội và Huế. Dù ngày nay tất cả đều đã trở thành di tích nhưng ý nghĩa về lịch sử, văn hóa dân tộc cùng truyền thống yêu nước vẫn còn hiện hữu rõ nét ở tất cả những kinh thành từ Cổ Loa, Hoa Lư đến Thăng Long hay cố đô Huế. 

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Chúng tôi sẽ đăng bình luận của bạn sau khi kiểm duyệt.